Pháp bảo – Đồ thờ cúng cao cấp Đài loanPháp bảo – Đồ thờ cúng cao cấp Đài loanPháp bảo – Đồ thờ cúng cao cấp Đài loanPháp bảo – Đồ thờ cúng cao cấp Đài loan
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM
    • HƯƠNG TRẦM CÁC LOẠI
    • ĐĨA CÚNG
    • THÁP XÁ LỢI
    • BÀN THỜ
    • BỘ ĐỒ THỜ
    • TƯỢNG PHẬT
    • BÁT HƯƠNG
    • LỌ HOA ĐỒNG
    • ĐÈN THỜ
    • CHÂN NẾN
    • ĐÈN QUANG MINH
    • CHÉN CÚNG
    • TRANH ẢNH PHẬT
    • CHUÔNG TREO
    • CHUÔNG MÕ
    • VẬT PHẨM PHONG THỦY
    • MÁY NIỆM PHẬT
    • THÙNG HÓA VÀNG
  • PHONG THỦY
  • SẢN PHẨM MỚI
  • MẬT TÔNG
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

Lễ tắm Phật

    Trang chủ TIN TỨC Lễ tắm Phật
    Kế tiếpLùi lại

    Lễ tắm Phật

    By admin | TIN TỨC | 0 bình luận | 29 Tháng Mười Hai, 2017 | 0

    Xin cho biết về nguồn gốc, ý nghĩa Lễ tắm Phật. Lễ này được thực hiện vào những ngày nào trong năm, cách thức như thế nào? Hiện chùa chúng tôi chưa có trụ trì, vậy các Phật tử có được phép thực hiện lễ này không?

    HỎI: Xin cho biết về nguồn gốc, ý nghĩa Lễ tắm Phật. Lễ này được thực hiện vào những ngày nào trong năm, cách thức như thế nào? Hiện chùa chúng tôi chưa có trụ trì, vậy các Phật tử có được phép thực hiện lễ này không? (NGUYÊN HÙNG và các Phật tử chùa Phú Đức, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa; dieunguyen28…@yahoo.com)

    ĐÁP:Bạn Nguyên Hùng cùng các Phật tử chùa Phú Đức và dieunguyen28… thân mến!

    Nguồn gốc của Lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích Đức Phật đản sinh. Theo Phật sử, khi Phật đản sinh, trên trời có chín vị rồng phun hai dòng nước nóng lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng Thái tử. Về sau, Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức long trọng trong lễ hội kỷ niệm Phật đản.

    Ở Ấn Độ và Tây Vực, các tự viện thường hay tôn trí tượng Phật để mỗi ngày tín đồ có thể tới viếng chùa và lấy nước rưới lên tượng Phật như là một hành động biểu trưng cho sự tẩy trừ ô nhiễm nơi thân mình. Vào dịp kỷ niệm Phật đản, tượng Phật sơ sinh được tôn trí trên kiệu hoa, xe hoa diễu hành khắp nơi trong nước. Khi Phật giáo truyền qua Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, trong ngày kỷ niệm Phật đản sinh, Lễ tắm Phật được vua chúa tổ chức cực kỳ trang nghiêm, trọng thể trong hoàng cung, về sau phổ biến ở tất cả chùa chiền trong dân chúng.

    Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

    Trước đây, ngày kỷ niệm Phật đản sanh là mùng 8 tháng Tư âm lịch nên lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15 tháng Tư âm lịch nên ngày lễ tắm Phật cũng được thay đổi, tùy theo hoàn cảnh có thể tổ chức lễ này trong các ngày từ mùng 8 đến 15 tháng Tư.

    Để thực hiện Lễ tắm Phật, trước phải trần thiết bàn thờ với đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch. Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước thơm tắm Phật. Ở nước ta, các Phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế…, chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch nấu chín (vì làm lễ xong có một vài người thọ dụng). Theo Dục Tượng Công Đức kinh: “Phải dùng các thứ diệu hương như Ngưu đầu, Chiên đàn, Tử đàn, Đa ma la hương, Cam tùng, Bạch đàn, Uất kim, Long não, Trầm hương, Xạ hương, Đinh hương… làm thành nước thơm đựng ở trong chậu sạch”. Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

    Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

    Đối với những ngôi chùa chưa có thầy trụ trì cũng nên tổ chức làm lễ tắm Phật trong mùa Phật đản. Tuy nhiên, vị Phật tử chủ lễ phải hết sức thành tâm, trang nghiêm và thanh tịnh. Cùng với sự chuẩn bị chu đáo và tâm thành kính của toàn thể đạo tràng, chắc chắn Lễ tắm Phật sẽ đem đến vô lượng công đức và pháp lạc cho toàn thể Phật tử.

    Chúc các bạn tinh tấn!

    Không có thẻ nào

    Bài viết liên quan

    • Mẫu hoành phi câu đối thường dùng

      By admin | 0 bình luận

      Hoành phi, Câu đối ở nhà thờ, không những làm đẹp thêm không gian thờ cúng, mà còn thể hiện gia phong, cốt cách, truyền thống tốt đẹp của dòng họ và gia đình. MẫuChi tiết

    • Những điều cần biết về hoành phi câu đối

      By admin | 0 bình luận

      Hoành phi câu đối nghe vẫn còn xa lạ với một số người, và hiện nay thì nó đang ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng thường để tại nơi thờChi tiết

    • Góc bàn ăn càng nhọn càng không tốt

      By admin | 0 bình luận

      Bàn ăn có góc ở 4 cạnh là loại bàn tối kỵ, các góc bàn càng nhọn thì càng không tốt cho gia chủ. Ngày nay hầu như gia đình nào cũng có một chiếcChi tiết

    • Phong thủy cho nhà vệ sinh

      By admin | 0 bình luận

      Ngoài việc là nơi vệ sinh tắm giặt của cả nhà, đây còn là nơi để thư giãn sau một ngày làm việc. Cách sắp đặt phòng vệ sinh rất quan trọng. Theo phong thủy,Chi tiết

    • Đầu giường kiêng “lộ không”

      By admin | 0 bình luận

      Một trong các yếu tố cần tránh khi kê giường ngủ là không phạm vào thế “lộ không”, tức đầu giường không có điểm tựa. Theo KTS Bùi Kiến Anh, Công ty Cổ phần xâyChi tiết

    • Có nên trồng cây cảnh trong phòng ngủ?

      By admin | 0 bình luận

      Mỗi loại cây, hoa đều có ý nghĩa riêng về mặt phong thủy. Việc sắp đặt cây cảnh trong phòng ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của chủ nhà. Mỗi loại cây,Chi tiết

    • Hóa giải điềm xấu khi được tặng đồng hồ

      By admin | 0 bình luận

      Không nên chọn đồng hồ làm quà tặng cho đối tác hay làm quà khai trương cửa hàng, tân gia. Đồng hồ không chỉ có chức năng xem giờ mà còn là vật trang tríChi tiết

    • Những điều nên và không nên khi bố trí huyền quan

      By admin | 0 bình luận

      Huyền quan là khu vực tính từ cửa chính vào phòng khách. Đây là nơi làm giảm những xung đột từ bên ngoài vào trong nhà và cũng là nơi bảo vệ “sinh khí” bênChi tiết

    Kế tiếpLùi lại

    BÀI VIẾT MỚI

    • 4 gợi ý khi chọn mua nhà hợp phong thủy
    • 15 điều đáng suy ngẫm trong cuộc sống
    • Lễ tắm Phật
    • Doanh nhân và bảy thứ tài sản
    • Lá thư của Đức Phật

    BẢN ĐỒ

    Tags

    bát hương bát đốt trầm bát đốt trầm điện chén cúng chén thờ hương trầm lư hương lư trầm lưu trầm trầm hương Tượng đĩa bồng đĩa cúng

    BẢN ĐỒ

    LIÊN HỆ

    Địa chỉ: 96 Lê duẩn – Cửa Nam – Hoàn Kiếm – Hà nội
    Hotline: 0243.822.2494
    037/378.1668
    091.193.1668
    Fax: 04. 39.410.296
    Email: vanh3178@gmail.com
    96phapbao@gmail.com
    Website: www.phapbao.com.vn

    GIỚI THIỆU

    Từ xưa đến nay, trong mỗi gia đình người Việt, bất kể giàu nghèo, sang hèn, đều lấy việc thờ cúng ông bà tổ tiên làm trọng. Thờ cúng tổ tiên chính là các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời…

    BẢN ĐỒ

    ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

      KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

      © 2009 Do tho cung. all rights reserved.
      Chấp nhận thanh toán
      • Giỏ hàng
      • GIỚI THIỆU
      • Liên hệ
      • SẢN PHẨM
      • Tài khoản
      • Thanh toán
      • TIN TỨC
      • TRANG CHỦ
      Pháp bảo – Đồ thờ cúng cao cấp Đài loan